Những bài thuốc chữa bệnh từ mía Đông y thường dùng mía để điều trị các chứng khô miệng lưỡi, táo bón, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa ợ hơi, khó tiểu tiện... Vì vậy mía được mệnh danh là "phục mạch thang" tự nhiên. Qua đó, có thể thấy tác dụng thanh nhiệt, tiêu cơm, giải độc của mía, đã được người xưa biết đến từ lâu.
Y học hiện đại qua nghiên cứu cho biết trong mía giàu prôtêin, lipit, canxi, phốtpho, sắt, vitamin, đặc biệt là hàm lượng đường khoảng 18%. Thành phần đường trong mía gồm 3 loại: xacarô, glucô và glucôza dễ được cơ thể hấp thụ, có tác dụng phòng bệnh đái tháo đường, bệnh về răng và phòng ngừa lipit máu tăng. Loại gỉ mật còn có tác dụng hạn chế tế bào ung thư.
Các bài thuốc chữa bệnh bằng mía:
- Ho do hư nhiệt: Mía vừa đủ dùng cắt vụn, đổ gạo dính vào nấu chè ăn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng
- chiều, mỗi lần 1 bát. - Buồn nôn do thai nghén: Nước mía 1 cốc, nước gừng tươi 1 thìa, ngày uống vài lần.
- Táo bón: Nước mía, mật ong mỗi thứ 1 cốc nhỏ, trộn đều uống lúc đói, ngày 2 lần vào buổi sáng, buổi chiều.
- Khó tiểu tiện: Mía rửa sạch, thái vụn, râu ngô, xa tiền thảo, sắc uống ngày 2 lần (sáng, chiều).
- Sốt phiền khát: Mía, củ năn vừa đủ dùng: rửa sạch, thái vụn, sắc uống thay nước chè.
- Viêm dạ dày mạn tính: Nước mía 1 cốc, nước gừng một ít, trộn đều, ngày uống hai lần.
- Trẻ em ra mồ hôi trộm: Ăn mía hoặc uống nước mía vài lần trong ngày. Ngoài ra, trong dân gian có bài thuốc từ cây mía để chữa các chứng sốt cuồng, sốt mê man… Lúc nhỏ, một lần tôi bị sốt cao nằm mê man. Mẹ tôi đào 2 con trùn khoang cổ, làm sạch. Bà chẻ khúc mía váng (còn gọi là mía dáng - loại mía cây to có màu vàng, thân mềm và thơm ăn rất tốt), bỏ trùn vào giữa hai mảnh khúc mía, lấy dây buộc lại hai đầu và nướng trên than hồng, khi vỏ mía vừa cháy sém thì mang ra vắt (ép) nước cho tôi uống, lát sau là hạ sốt. Hiện nay, mía váng ít thấy người trồng.